19 Tháng Tư, 2024

Cạnh tranh nghẹt thở vào trường Đại học Ngoại thương

Rate this post

Trường Đại học Ngoại thương được coi là trường đứng đầu trong số các trường Đại học ở Việt Nam nên việc có một suất vào trường chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Đến thời điểm này thì đã có 70% các trường Đại học cao đẳng công bố phương án tuyển sinh cho kỳ thi THPT quốc gia. Trường Đại học Ngoại thương cũng đã công bố và thu hút được nhiều sự quan tâm của các thí sinh. Như mọi năm do là trường top đầu trên cả nước về mảng kinh tế, tài chính nên các thí sinh đổ xô nhau nộp hồ sơ vào trường và mức độ cạnh tranh hay tỷ lệ chọi của trường quá cao. Dự kiến năm nay tỷ lệ chọi cũng không có xu hướng giảm xuống, điểm chuẩn của trường vẫn ở mức rất cao.

Đại học Ngoại thương tư vấn tuyển sinh

Năm 2018 phương án tuyển sinh của trường Đại học Ngoại thương cũng có sự thay đổi ít nhiều:

  1. Phương thức xét tuyển: Có 2 hình thức là xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và phương thức xét tuyển kết hợp
  • Hình thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia gần như không có sự đổi gì so với năm 2017 của trường
  • Xét tuyển kết hợp: đây là năm đầu tiên trường Đại học Ngoại thương áp dụng phương án tuyển sinh này. Điểm đặc biệt của hình thức này là sẽ xét tuyển trước so với hình thức theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Nếu thí sinh không trúng tuyển hoặc không tham gia nhập học thì vẫn được tham gia vào hình thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Điều kiện để thí sinh có thể tham gia vào hình thức xét tuyển này là dựa vào điểm trung bình học tập của THPT từ 7,5 điểm trở lên, hạnh kiểm khá trở lên, chứng chỉ Tiếng Anh bắt buộc phải IELTS 6,5 trở lên hoặc TOEFT ITP 550 trở lên, hoặc TOEFT IBT 90 trở lên. Đây là một hình thức xét tuyển mới và cũng có chương trình đào tạo riêng nên sẽ có nhiều điểm mới lạ khác biệt so với các hình thức xét tuyển khác.

2. Chỉ tiêu đào tạo

Năm 2017 tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3.750 và sang năm 2018 có sự gia tăng nhẹ: dự kiến khoảng 4.150 chỉ tiêu trong đó ở cơ sở Hà Nội là 2.750, cơ sở Tp Hồ Chí Minh là 1.250, cơ sở Quảng Ninh là 150.

3. Tổ hợp môn xét tuyển

Trường vẫn tổ chức các môn xét tuyển giống năm 2017 là tổ hợp khối A, A1, D1, D2, D3, D4, D6, D7.

4. Điểm chuẩn

Trường Đại học Ngoại thương luôn có mức điểm chuẩn cao ngất ngưởng nên nhiều thí sinh sẽ thấy lo lắng khi đăng ký dự thi vào trường này. Theo công bố của năm 2017, điểm chuẩn cao nhất của trường là 28,25 điểm tổ hợp khối A00 của ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Luật. Điểm chuẩn thấp nhất của trường là 24,5 điểm của khoa ngôn ngữ Pháp, khối thi D03. Dự kiến điểm chuẩn năm 2018 của trường vẫn không có xu hướng giảm.

Sự cạnh tranh để vào được trường Đại học Ngoại thương có sự cạnh tranh gắt gao từng điểm phẩy. Nhiều thí sinh có mức tổng điểm bằng nhau và phải xét theo tiêu chí phụ, hay cạnh tranh nhau cả trong những điểm làm tròn làm cho việc xét tuyển nóng hơn bao giờ hết. Do chất lượng đào tạo luôn đi đầu, quy tụ những thí sinh đầu vào cao nên trường Đại học Ngoại thương luôn tạo được uy tín, tên tuổi trong các trường Đại học cao đẳng ở Việt Nam.

Facebook Comments