Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Ở Việt Nam, bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Khi bị loài muỗi vằn đốt và truyền virus Dengue, người bệnh sẽ trải qua một khoảng thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết trước khi có các triệu chứng cảnh báo.
Do thời gian ủ bệnh kéo dài và âm thầm nên nhiều người không hề hay biết mình đang mang mầm bệnh nên vẫn sinh hoạt bình thường. Điều này đã vô tình làm phát tán virus từ khu vực này sang khu vực khác, khiến cho bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn.
Tóm tắt nội dung
1. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu?
Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn cơ thể sản sinh ra sức đề kháng để chống lại vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Cho đến khi không thể chống trả, bệnh bắt đầu biểu hiện bằng các triệu chứng cụ thể ở người bệnh.
Thông thường, thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết mất khoảng 4 – 7 ngày, hoặc có thể kéo dài đến 14 ngày. Thực tế, thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn hay kéo dài hơn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thể trạng của người bệnh, khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, tuổi của người bệnh và nhiễm týp virus gây bệnh nào.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và những biến chứng nguy hiểm của bệnh
Vì vậy, nếu bị lây sốt xuất huyết từ những người xung quanh thì thường khi người đó đã khỏi hoặc gần khỏi thì người bị lây mới bắt đầu có biểu hiện sốt cao. Có nhiều người lầm tưởng rằng bệnh sốt xuất huyết dễ lây hơn ở giai đoạn sau của bệnh, nhưng thực chất người bị lây bệnh đã nhiễm vi rút có mầm bệnh từ trước và đang trong quá trình ủ bệnh nên chưa phát hiện ra.
Bên cạnh đó, trong thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết, việc làm xét nghiệm cũng không phân biệt được sốt xuất huyết và các bệnh nhiễm virus khác. Do đó rất khó để phát hiện được bệnh chính xác ở giai đoạn này.
2. Các giai đoạn sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn đầu: Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 nhiễm virus và kéo dài khoảng 1 tuần. Biểu hiện ở giai đoạn này dễ nhận thấy đó là các cơn sốt cao liên tục, kéo dài và khó hạ sốt. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện các đau đầu dữ dội (nhất là ở vùng hốc mắt) và có dấu hiệu xuất huyết ở niêm mạc ngoài da như các ban xuất huyết rải rác.
Bên cạnh các triệu chứng trên là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy…. Các triệu chứng này rất giống với cảm sốt thông thường nên nhiều người chủ quan cho rằng chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi là sẽ khỏi, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Giai đoạn nguy hiểm: Ở giai đoạn này, người bệnh cần đặc biệt lưu ý rằng, sốt cao vẫn chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Bởi giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết chính là khi người bệnh đã hết sốt. Lúc này, cơ thể còn rất yếu, hệ miễn dịch suy yếu do bị vi rút tấn công, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm. Nếu người bệnh không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận có thể dẫn đến những biến chứng khó lường như: xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, hôn mê, trụy tim, tràn dịch gây tổn thương các cơ quan nội tạng… Ngay khi thấy những dấu hiệu như chảy máu cam, chảy máu chân răng, người lạnh toát, phù nề mi mắt… cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Giai đoạn phục hồi: Sau khi bệnh nhân vượt qua được giai đoạn nguy hiểm sẽ dần hết sốt, thể trạng tốt hơn, thèm ăn và ăn uống tốt hơn, huyết áp cũng ổn định và thường đi tiểu nhiều. Người bệnh cần được nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, đặc biệt ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước để lấy lại sức khỏe.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên chủ quan vì bị sốt xuất huyết rồi bạn vẫn có thể mắc lại bệnh do vi rút Dengue bao gồm 4 típ D1, D2, D3, D4 đều có khả năng gây bệnh. Mỗi lần bị bệnh là do 1 típ gây nên, vì vậy mỗi người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
3. Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường
Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết, nếu người bệnh chủ quan hay lơ là trong việc điều trị thì sẽ có nguy cao đối mặt với những biến chứng sốt xuất huyết dengue cực kỳ nghiêm trọng.
Đối với bệnh sốt xuất huyết thường sẽ diễn biến qua ba giai đoạn sau:
- Trong khoảng 2 – 3 ngày đầu: Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người… Lúc này triệu chứng sốt xuất huyết dengue giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm. Những triệu chứng này thường giống với cảm cúm nên thường không để ý.
- Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: Bệnh nhân bắt đầu hết sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, nổi mẩn đỏ ở các mức độ khác nhau. Một số trường hợp bắt đầu có hiện tượng chảy máu bất thường do giảm tiểu cầu: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt nhiều bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen…
- Từ ngày thứ 7 trở đi: Các triệu chứng trên sẽ dần hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày.
Đối với sốt phát ban, sốt siêu vi khác: Bệnh nhân thường sốt cao nhưng là sốt theo từng cơn, kèm theo các triệu chứng viêm ở đường hô hấp trên như: ho, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban…
Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm
➤ Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Tìm hiểu con đường lây bệnh sốt xuất huyết
Tóm lại, với các đặc điểm sốt cao kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban… dễ nhận ra hầu như sốt xuất huyết dengue rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban thông thường khác. Do đó, để phân biệt được bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt: các nốt nổi mẩn đỏ trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi thực hiện căng da. Nếu vết ban đỏ vẫn còn hoặc biến mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ. Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt là đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu.
4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
Suy tim, thận
Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng suy tim và làm rối loạn hệ thống tuần hoàn do bị xuất huyết liên tục trong cơ thể. Lúc này, tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất huyết liên tục sẽ khiến màng tim bị tràn dịch, gây ứ đọng. Điều này làm cho tim và hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng; gây suy giảm hoặc rối loạn chức năng tim mạch và có thể khiến tim bị phù nề, xuất huyết cơ tim.
Sốc do mất máu
Do virus sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu đến một ngưỡng nhất định sẽ gây sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng như chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng xuất huyết nội tạng với biểu hiện chính: nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh…
Xuất huyết não
Đối với trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Bởi nếu tiểu cầu bị giảm mà bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết não, dễ tử vong. Ngoài ra, khi bị xuất huyết trong cơ thể, dịch huyết tương có thể ứ đọng trong màng não qua các thành mạch gây phù não, phù não cấp và các hội chứng thần kinh nguy hiểm khác.
Tràn dịch màng phổi
Huyết tương trong cơ thể bị tràn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, từ đó gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.
Sinh non hoặc sảy thai xảy ra ở phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây sảy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu. Do đó nếu phụ nữ mang thai có các triệu chứng nghi sốt xuất huyết cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tổng hợp