Răng số 7 là chiếc răng giữ vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai, vì thế nếu răng này bị sâu sẽ kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng. Sâu răng số 7 ảnh hưởng như thế nào và phương pháp khắc phục ra sao, các bạn hãy tìm hiểu dưới đây nhé.
Răng số 7 là răng nào?
Một người bình thường hàm răng đầy đủ sẽ có 32 chiếc răng gồm nhóm răng cửa, răng hàm và răng nanh. Răng số 7 sẽ nằm ở vị trí số 7 trong cung hàm tính từ chiếc răng số 1 vào bên trong. Khi trẻ bước 12 tuổi răng số 7 sẽ là chiếc răng hàm lớn thứ hai.
Sâu răng số 7 có nguy hiểm không
Răng số 7 là chiếc răng cối lớn giữ vai trò nhai chính nên nếu bị sâu nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể là 3 ảnh hưởng chính như sau:
Ảnh hưởng đến việc ăn nhai
Khi bị sâu răng số 7 người bệnh sẽ rất khó để nhai bởi răng sâu sẽ đau nhức khó chịu. Mỗi khi ăn uống, thức ăn tác động đến lỗ sâu khiến răng thêm đau nhức và khó chịu cho người bệnh.
Sâu răng số 7 cũng sẽ hạn chế đến việc ăn uống những thực phẩm quá cứng, quá dai hoặc những thức ăn, đồ uống nóng lạnh. Khi đó, người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái biếng ăn, chán ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh hưởng lớn tổ chức quanh răng
Đọc thêm: Mẹo chữa sâu răng bằng phương pháp đơn giản tại nhà
Nếu bị sâu răng số 7 không chữa trị kịp thời, những tổ chức khác xung quanh răng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể phát sinh những bệnh lý nguy hiểm khác như viêm nha chu, áp xe răng, viêm tủy, nặng hơn có thể gây mất răng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh
Bị sâu răng số 7 quá trình ăn nhai trở nên khó khăn, ăn uống không ngon miệng khiến thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, dễ sụt cân, sức khỏe giảm sút trầm trọng. Chính vì vậy, để giảm bớt những thiệt hại cũng như ảnh hưởng mà sâu răng số 7 gây ra, bệnh nhân nếu phát hiện sâu răng cần điều trị sớm và kịp thời.
Cách chữa sâu răng số 7
Tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của răng bị sâu, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. Hiện nay đang có 4 phương pháp điều trị răng sâu hiệu quả nhất đó là:
Tái khoáng: Nếu răng số 7 của bạn mới chớm bị sâu thì bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp tái khoáng bằng cách dùng dung dịch gồm các chất calcium, fluorine, phosphate trám vào nơi răng chớm sâu để ngăn ngừa vùng sâu răng ngừng phát triển.
Hàn trám răng: Nếu răng số 7 của bạn chỉ bị sâu nhẹ hoặc răng sâu chưa bị vỡ quá lớn thì các bác sĩ sẽ thực hiện nạo vết sâu sau đó thực hiện hàn trám lại răng sâu.
Bọc sứ cho răng sâu: Nếu răng số 7 bị sâu nặng, răng sâu thủng nhiều chỗ nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng thì các bác sĩ có thể tiến hành bọc răng sứ cho răng sâu để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Cách này giúp bảo tồn được mô răng thật một cách tối đa và vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai khá tốt.
Nhổ răng sâu: Trong trường hợp nếu răng bị sâu quá nặng các bác sĩ sẽ buộc phải nhổ răng sâu sau đó thực hiện trồng lại răng. Sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ được trồng răng mới thay thế răng đã mất để đảm bảo việc ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng của bạn.
Những với những kiến thức trên đây hy vọng sẽ giúp bạn bảo vệ được răng số 7 một cách tốt nhất hoặc có giải pháp khắc phục răng số 7 khi nó đã bị sâu nặng không thể cứu chữa. Chúc các bạn có hàm răng như ý.