Răng khôn là gì? Răng khôn là răng nằm ở vị trí nào? Là những câu hỏi lên quan đến “răng khôn” mà không phải ai cũng hiểu hết cũng như những tác hại mà răng khôn mang lại. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ nhé!
Răng khôn là gì? Răng khôn nằm ở vị trí nào?
Răng khôn hay thường gọi là răng số 8, thường mọc và phát triển thường vào lúc chúng không còn đủ “chỗ ở” trên cung hàm để mọc theo hướng bình thường nên phải tìm hướng mọc khác biệt so với những chiếc răng khác.
Tìm hiểu thêm: mẹo chữa sâu răng
Những chiếc răng khôn thường mọc ngược, mọc nghiêng, mọc ngầm, mọc kẹt do chúng không có không gian để cư ngụ trên cung hàm. Chúng có thể mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai hoặc có thể mọc bình thường, nhú được lên khỏi lợi được một phần thì tắc và ngừng mọc vĩnh viễn gây ra nhiều vấn đề khác nhau cho sức khỏe răng miệng.
Cung hàm của người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm trước (răng cối nhỏ), 8 răng hàm sau (răng cối lớn) và 4 răng khôn. Răng khôn là những chiếc răng cuối cùng của cung hàm, mọc vào độ tuổi trưởng thành (từ 18– 25 tuổi) hoặc có trường hợp trễ hơn.
Răng khôn là răng hàm lớn thứ ba, nằm ở vị trí số 8, mọc ở khoảng trống phía răng hàm số 7.
Nếu răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí sẽ ít gây đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, do răng khôn mọc khi 28 chiếc răng còn lại đã phát triển hoàn chỉnh, xương hàm đã ngừng tăng trưởng, các mô mềm, niêm mạc đã phủ dày nên răng thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm… Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng có thể gặp khi mọc răng khôn
Bệnh viêm nhiễm
Là biến chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Vùng nướu tại vị trí răng trồi lên thường bị sưng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Bên cạnh cảm giác đau nhức, một số trường hợp có thể thấy cứng hàm (hàm không thể mở to), có mủ chảy ra.
Nhiễm trùng rất dễ tái phát, mỗi lần tái phát tình trạng viêm nhiễm càng trầm trọng hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời, vùng nhiễm trùng sẽ lan ra các mô mềm khác trong miệng như lưỡi, má trong, vùng nướu xung quanh…, Thậm chí, vi khuẩn răng miệng cũng có thể theo vết nhiễm trùng đi vào máu, gây nhiễm trùng máu…
Sâu răng
Răng khôn bị sâu là tình trạng phổ biến, đặc biệt là đối với những răng mọc lệch, mọc ngang. Nguyên nhân là do răng mọc không ngang bằng với những răng hàm phía trước, nên thức ăn rất dễ bám đọng lại giữa các kẽ răng và quanh chân răng. Hơn nữa, răng khôn mọc ở góc trong cùng nên khó đưa bàn chải vào để làm sạch, khiến răng dễ bị sâu hơn những răng còn lại.
Bài viết liên quan: sâu răng có nguy hiểm không
Gây tổn thương răng và các mô mềm xung quanh
Răng khôn mọc ở đâu thì tốt nhất là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm bởi nó có nhiều ảnh hưởng đến các răng kế cận. Đối với trường hợp răng khôn không có chỗ mọc, răng sẽ có xu hướng đâm vào phần chân hoặc phần thân của răng hàm kế cận. Vì vậy, răng hàm số 7 dễ bị lung lay và tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn răng miệng tấn công, gây sâu răng.
Quá trình tổn thương diễn ra âm thầm trong nhiều năm, nếu phát hiện sớm, răng hàm số 7 khi hỏng tủy có thể chữa tủy trước, bảo tồn được. Thế nhưng, có người đợi đến khi bị nhức răng hàm số 7 trầm trọng mới đi khám thì chiếc răng đã bị hỏng tủy, buộc phải nhổ bỏ.
Ngoài ra, răng khôn còn có thể mọc lệch ra bên ngoài hoặc bên trong má hoặc lưỡi nên khó tránh khỏi khả năng bị tổn thương do răng khôn đâm trúng.
U nang xương hàm
Những vùng nhiễm trùng và viêm có mủ xung quanh răng khôn là nguyên nhân chính dẫn đến u nang xương hàm. Tình trạng này có thể tiến triển thành những nang chứa đầy dịch mủ hoặc khối u, phá huỷ cấu trúc xương hàm, gây hỏng răng và ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Trên đây là những thông tin răng khôn mọc ở vị trí nào và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mọc răng là yếu tố quan trọng giúp bạn có những biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, bạn nên tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, hạn chế ăn những thực phẩm cứng khi răng đau nhức. Bên cạnh đó, hãy trao đổi tình trạng răng khôn với Bác sĩ trong những buổi khám răng định kỳ để Bác sĩ có thể kiểm soát sự phát triển của răng khôn một cách tốt nhất.