Trong cuộc sống chúng ta thường gặp các vấn đề về răng miệng. Một trong số đó có chân răng yếu. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục răng yếu phải làm sao.
Nguyên nhân khiến chân răng bị yếu đi
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chân răng bị yếu đi:
Đánh răng sai cách
Bề mặt răng sẽ bị mài mòn dần do ma sát, khiến men răng yếu đi nếu như bạn liên tục chải răng theo bề ngang của hàm răng.
Thậm chí, trong một số trường hợp, cổ chân răng của bệnh nhân có thể bị mòn hình chữ V, để lộ ngà răng, dẫn đến hiện tượng ê buốt răng.
Xem ngay: sâu răng có phải đi nghĩa vụ không để biết câu trả lời chính xác
Bạn chỉ đánh răng 1 lần 1 ngày hoặc không đánh răng hàng ngày không chỉ gây hôi miệng mà còn làm tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng, áp xe răng…
Sau khi ăn, mảng bám và vụn thức ăn không được làm sạch sẽ tích tụ lại trên bề mặt và kẽ răng. Dưới tác động của nước bọt và các chất có trong thức ăn, chúng sẽ bị vôi hóa thành vôi răng và trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, axit trong thực phẩm có thể hòa tan men răng. Chính vì thế, các chuyên gia nha khoa thường khuyên chúng ta nên hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, bưởi, nước ngọt có gas…
Sau khi ăn các thực phẩm này, bạn không nên đánh răng ngay để tránh làm tổn thương lớp men. Thay vào đó, để giảm bớt lượng axit còn bám lại trên bề mặt răng để giảm bớt lượng axit còn dính trên các mảng bám của răng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, hoa quả sấy khô… Đường trong các thực phẩm này rất dễ bám dính lại trên răng làm tăng tốc độ tích tụ mảng bám. Bạn nên đánh răng ngay sau khi ăn xong.
Dùng tăm xỉa răng
Dùng tăm xỉa răng để lấy giắt thức ăn là thói quen của nhiều người. Thế nhưng, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Việc cố gắng loại bỏ vụn thức ăn ra khỏi kẽ răng có thể làm tổn thương nướu. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.
Cách khắc phục răng yếu phải làm sao?
Trám răng
Trám răng là quá trình bác sĩ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng, sau đó phủ từng lớp vật liệu trám lên trên bề mặt răng để lắp đầy các khoảng trống và khôi phục hình dáng ban đầu của răng.
Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ, bảo vệ cho các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị sâu, mòn men hoặc chấn thương nhẹ, số lượng mô bị mất không quá lớn và chưa ảnh hưởng đến tủy. Mỗi vị trí trám thì thời gian thực hiện chỉ mất 15-20 phút.
Bọc răng sứ
Click ngay: cách chữa răng sâu hôi miệng để biết cách làm hiệu quả
Bọc răng sứ là quá trình bác sĩ mài chỉnh các răng thật theo một tỷ lệ phù hợp. Sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên.
Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị sâu, mòn men hoặc chấn thương đã ảnh hưởng đến tủy. Ngoài việc tái tạo, thiết kế lại hình dáng răng, mão răng sứ còn bảo vệ răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục răng yếu phải làm sao. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.