15 Tháng Một, 2025

Trẻ bị hôi miệng thì phải làm sao? Mẹo giúp trẻ hết hôi miệng

Rate this post

Trẻ có một gương mặt cực kỳ đáng yêu, thế nhưng trẻ bị hôi miệng thì phải làm sao? Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin và đem đến nhiều rắc rối cho trẻ. Hơi thở có mùi hôi đem đến nhiều sự phiền nhiễu cho tất cả mọi người, đặc biệt là một đứa trẻ. Vậy là sao để khắc phục khi trẻ bị hôi miệng cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Hôi miệng là gì? Trẻ bị hôi miệng thì phải làm sao?

Hôi miệng là gì?

Bệnh hôi miệng là tình trạng một người thở ra mùi khó chịu từ miệng. Còn hiện tượng “sáng sớm có mùi” mà đa số đều có khi mới thức dậy không phải là bệnh hôi miệng. Cũng không phải là hơi thở nặng mùi trong vài phút sau khi bạn ăn thực phẩm gì đó có mùi cay nồng. Bệnh hôi miệng thật sự là mùi hôi dai dẳng ngay cả sau khi đã chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

Có nhiều nguyên nhân cho bệnh hôi miệng, 80% trong đó liên quan đến đường miệng: sâu răng, bệnh về nướu, nứt vết trám và răng giả không sạch lắm, đây có thể là một số thủ phạm. Tiếp đến là yếu tố ăn uống. Chế độ ăn giàu đạm ít carbonhydrat, thực phẩm giàu axit, đồ ngọt và tất nhiên là sở thích ăn hành tỏi nhất định sẽ khiến hơi thở có mùi như sữa thiu. Tiêu thụ quá nhiều cà phê và rượu cũng thế. Người hút thuốc càng có nguy cơ hôi miệng cao hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng
Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Tìm hiểu ngay:  tại sao bị hôi miệng

Mặc dù hiếm, nguyên nhân bệnh hôi miệng cũng có thể do bệnh phổi, một số loại ung thư và nhiễm trùng amiđan. Rối loạn đường máu, phổi và bệnh thận cũng thế. Một nguyên nhân bệnh lý khác có thể là tiểu đường, do chỉ số đường huyết tăng cao, trào ngược axit và chảy dịch mũi sau. Ngay cả chứng viêm xoang thông thường cũng có thể tác động đến hơi thở vì có đàm.

Do hầu hết các trường hợp bệnh hôi miệng xuất phát từ trong miệng, bước đầu tiên là bạn nên xem xét lại kỹ thuật chải răng và súc miệng cơ bản. Bên cạnh vệ sinh răng, điều cực kỳ quan trọng là bạn cần tập trung hơn vào lưỡi – đây là môi trường sống của đa số vi khuẩn gây hôi miệng. Hãy cạo lưỡi, rồi xỉa răng bằng chỉ nha khoa và dùng nước súc miệng. Nên nhớ là chải răng đơn thuần chỉ làm sạch 25% khoang miệng. Thêm bước súc miệng để vệ sinh miệng thật toàn diện.

Trẻ bị hôi miệng thì phải làm sao?

Khi trẻ bị hôi miệng, mẹ nên áp dụng ngay các biện pháp sau đây để lấy lại hơi thở thơm tho cho bé

  • Kiểm tra răng, lợi xem có răng sâu, răng mọc lệch để điều trị triệt để. Tốt nhất nên đến nha sĩ để được khám và điều trị đầy đủ.
  • Tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ: đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ,
  • Cạo sạch mảng bám ở lưỡi, rơ lưỡi, miệng thường xuyên hoặc có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng.
  • Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn.
  • Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi chưa thể dùng bàn chải đánh răng, phụ huynh phải giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách. Mẹ nên dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú. Suy nghĩ chỉ chải răng, rơ lưỡi vào buối sáng và tối là không đúng.

Những mẹo chữa hôi miệng cho bé
Những mẹo chữa hôi miệng cho bé

Bài viết liên quan: sâu răng có nguy hiểm không

Chữa trẻ bị hôi miệng bằng thảo dược

Đây là các loại nước uống hoặc súc miệng có tác dụng vệ sinh khoang miệng và sạch ruột. Nó giúp hơi thở của con bạn trở nên thơm tho đáng yêu như trước đây.

Súc miệng bằng mật ong và quế

Để đanh tan hơi thở khó chịu, bạn có thể tập cho bé súc miệng bằng mật ong. Pha loãng mật ong và quế vào một ly nước ấm để súc miệng hàng ngày, con bạn sẽ không còn bị hôi miệng.

Uống nước mật ong và chanh tươi

Mẹ pha mật ong với nước cốt chanh với tỷ lệ 1:2 và khuấy cho thật đều tay. Cất hỗn hợp dung dịch này vào tủ lạnh và cho bé sử dụng đều đặn hàng ngày.

Mỗi ngày trẻ có thể uống 2 tới 3 lần, mỗi  lần 2 tới 3 muỗng canh hỗn hợp mật ong và chanh này. Cứ đều đặn uống nó trong vòng một thời gian ngắn và kiểm tra lại hơi thở bé, bạn sẽ thấy thật hiệu quả.

Sử dụng mật ong hàng ngày với liều lượng vừa đủ không những tốt cho sức khỏe của bé mà còn làm sạch khoang miệng. Nó giúp bé khắc phục được mùi hôi, tự tin và thoải mái suốt ngày.

Ngoài ra, trẻ bị hôi miệng còn có thể do nguyên nhân ngoài răng miệng: viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở mũi họng (bệnh mũi, họng), viêm phế quản, viêm phổi (bệnh phổi). Ngoài ra có thể do trào ngược dạ dày – ruột, thoát vị bẹn (bệnh đường tiêu hóa), bệnh viêm mũi họng (V.A, viêm amygdales…) hoặc viêm nướu răng, bệnh lý đường tiêu hóa.

Hầu hết các trường hợp của trẻ bị hôi miệng đều cần được theo dõi và điều trị sớm, hy vọng bài viết này bạn đã có được những thông tin hữu ích về bệnh hôi miệng của bé và cách chữa đơn giản.

Facebook Comments