Sâu răng là bệnh lý khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn, tuy nhiên có nhiều người vẫn thắc mắc sâu răng có nguy hiểm không, sâu răng có mấy loại và sâu răng có lây không. Vậy hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé.
Bệnh sâu răng là gì?
Sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sâu răng sẽ gây đau đớn, làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây ra những biến chứng như gây mất răng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh sâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nó được chia thành các loại sau:
- Sâu thân răng: Là dạng sâu răng phổ biến nhất xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, xuất hiện lỗ sâu răng ở cả mặt nhai hoặc ở giữa các kẽ răng.
- Sâu chân răng: Khi có tuổi hoặc mắc bệnh lí về nướu, nướu sẽ tụt và để lộ phần chân răng. Phần chân răng không được nướu bảo vệ rất dễ bị sâu.
- Sâu răng tái phát: Hình thành xung quanh vùng răng được trám và mão răng. Sự tích lũy lâu ngày của mảng bám là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Bệnh sâu răng có nguy hiểm không?
Sâu răng là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời sẽ dẫn đến những nguy cơ gây hại cho sức khỏe vô cùng nghiêm trọng, cụ thể như sau:
Bệnh tiêu hóa
Đây là bệnh lý dễ mắc phải nhất khi tình trạng sâu răng không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Khi răng bị đau sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, lực nhai giảm khiến thức ăn không được nghiền nhỏ như bình thường, từ đó hạn chế việc hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sâu răng sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa và sụt cân.
Đau đầu
Sau một thời gian sâu răng mà không được chữa trị, vi khuẩn gây sâu răng sẽ thâm nhập và phá hủy cấu trúc răng và tủy răng, tạo nên cảm giác đau đầu dữ dội và thường xuyên, do răng sâu ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7 và số 5
Viêm xoang
Nhiều người không biết rằng, đa phần các tình trạng viêm xoang hàm bắt nguồn từ tình trạng sâu răng hàm, do chân răng (răng hàm trên) nằm sát xoang hàm. Khi vùng bị sâu lan rộng, xoang sẽ bị tổn thương, gây nên những cơn đau nhức dữ dội.
Đọc thêm: Mẹo chữa sâu răng để áp dụng cho gia đình
Nguy cơ bị liệt vùng hàm mặt, méo mồm
Răng liên quan đến dây thần kinh sinh số 3 và ảnh hưởng hai hàm và mắt. Dây thần kinh số VII chạy phía trong hàm trên nếu bị ảnh hưởng, có thể gây liệt mặt hoặc méo mồm.
Sâu răng có nên nhổ không?
Thông thường khi răng bị sâu nguyên tắc đầu tiên trong nha khoa là bảo tồn vì các phương pháp phục hình răng đều tương đối tốn kém, xâm lấn đến các răng bên cạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng ăn nhai của răng sau một thời gian dài sử dụng.
Chỉ khi nào sâu răng không thể bảo tồn được thì mới có chỉ định nhổ răng. Đó là khi vết sâu lớn, gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng răng, răng đã bị lung lay hoặc chỉ còn mỗi mình chân răng nhưng không thể bọc răng sứ.
Với trường hợp răng hàm chỉ còn lại chân răng và một phần thân răng nhưng cũng bị sâu nên có thể không bảo tồn được nữa. Tuy nhiên, để chắc chắn về tình trạng răng của mình, bạn hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám, chụp phim và tư vấn để xác định có nên nhổ răng sâu hay không nhé.
Vậy đến đây, bạn chắc hẳn đã hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh sâu răng khi không được điều trị kịp thời rồi chứ.