Khác với các răng còn lại răng số 8 khi bị sâu sẽ gây ra những tác hại không tốt tới sức khỏe răng miệng. Vậy, nếu sâu răng số 8 phải làm sao, có nên nhổ răng sâu số 8 không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé.
Nguyên nhân và dấu hiệu sâu răng số 8
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sâu răng khôn là do khu vực răng khôn không được vệ sinh sạch sẽ. Lúc này các vụn thức ăn bị mắc kẹt kết hợp cùng vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng và nước bọt sẽ tạo thành các mảng bám trong răng.
Mảng bám chứa rất nhiều axit, các axit này có khả năng làm phá vỡ lớp men bảo vệ răng, gây ra hiện tượng xói mòn. Về lâu dài các axit sẽ tạo ra lỗ nhỏ li ti trên răng, khiến răng khôn bị sâu.
Các dấu hiệu cho thấy răng khôn bị sâu:
- Đau răng: Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng kể cả khi không tác động vào răng;
- Răng khôn bị thay đổi màu sắc: Lúc này bạn có thể thấy những đốm xám, nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt răng;
- Răng khôn bị nhạy cảm: Cảm thấy ê buốt hoặc đau khi dùng những thực phẩm lạnh, ngọt hoặc chua;
- Hơi thở có mùi.
Răng sâu số 8 có nên nhổ không?
Không giống như các răng khác, răng số 8 không có nhiều vai trò trong việc ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Hầu hết các răng khác nếu bị sâu nên được điều trị để bảo tồn răng, nhưng riêng trường hợp sâu răng hàm số 8, bác sỹ khuyến khích người bệnh nên nhổ bỏ răng để tránh những tác hại xấu tới sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, các trường hợp sâu răng số 8 mọc lệch, mọc nghiêng thì nhổ răng là biện pháp hiệu quả nhất.
Sau khi nhổ răng số 8, người bệnh sẽ chấm dứt tình trạng đau nhức và tránh được những nguy cơ lây lan sâu răng sang các răng khác. Nhổ răng số 8 không ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nên sau khi nhổ răng, người bệnh cũng không cần phải trồng răng thay thế.
Xem thêm: Mẹo chữa sâu răng bằng những nguyên liệu có tại nhà
Tuy nhiên, đối với trường hợp sâu răng số 8 có thể điều trị thay vì nhổ răng, với điều kiện răng số 8 mọc thẳng, mức độ sâu răng nhẹ, không làm ảnh hưởng nhiều tới các răng kế cận. Khi đó, răng số 8 sẽ được điều trị sâu răng, trám răng hoặc bọc sứ để phục hình cho răng khỏe mạnh và hỗ trợ việc ăn nhai cùng các răng khác.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Sâu răng số 8 hàm dưới và sâu răng số 8 hàm trên khi nhổ đều có chế độ chăm sóc giống nhau. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức tại vị trí răng vừa mới nhổ, để kiểm soát cơn đau, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau được chính bác sĩ kê.
Không nên súc miệng, nhổ nước miếng, uống nước quá nóng hoặc lạnh trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn. Một ngày sau, bạn đã có thể súc miệng từ bằng nước muối ấm để sát khuẩn răng và khoang miệng.
Nên chải răng nhẹ, tránh gây ảnh hưởng đến vết thương.
Không nên ăn đồ ăn chua, cay hoặc đồ ăn quá cứng khi vị trí nhổ răng vẫn còn đau nhức.
Không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia… và hạn chế sự vận động mạnh để tránh gây tổn thương đến vị trí răng vừa nhổ.
Sâu răng số 8 là vấn đề răng miệng khá nguy hiểm, vì thế cần phải được thăm khám và xử lý càng sớm càng tốt, để tránh những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Để được chuẩn đoán tốt nhất, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp nha khoa để khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể.