22 Tháng mười, 2024

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tiểu cầu thấp? Ăn trái cây gì để tăng tiểu cầu?

an-trai-cay-gi-de-tang-tieu-cau1
5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu cầu thấp có đáng lo ngại không? Biểu hiện nhận biết của tình trạng tiểu cầu thấp là gì? Ăn trái cây gì để tăng tiểu cầu?… Tất cả những thắc mắc ở trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi và tìm hiểu thông tin!

Tiểu cầu thấp có nguy hiểm không?

Tiểu cầu thấp (thrombocytopenia) có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe, tuy nhiên sẽ còn phụ thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số những nguy hiểm có thể xảy ra khi tiểu cầu ở mức thấp như:

  • Mắc nguy cơ chảy máu: Tiểu cầu thấp sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể, điều này gây ra tình trạng chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu nướu hoặc bầm tím bất thường
  • Nguyên nhân gây ra bệnh lý tiềm ẩn: Tiểu cầu thấp có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng như: Nhiễm trùng, rối loạn hoặc bệnh lý tủy xương. Trường hợp không tìm ra nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe xấu đi
  • Chảy máu ồ ạt, nghiêm trọng: Tình trạng tiểu cầu thấp kéo dài không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu nội tạng hoặc nghiêm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng
  • Cơ thể mệt mỏi: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hơn do cơ thể phải làm việc nhiều nhằm bù đắp cho việc đông máu không hiệu quả
  • Phẫu thuật và thủ thuật: Trường hợp cần thực hiện phẫu thuật hay thực hiện các thủ thuật nhưng cơ thể đang rơi vào tình trạng tiểu cầu thấp sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc những biến chứng nghiêm trọng trong quá trình phẫu thuật.
an-trai-cay-gi-de-tang-tieu-cau2
Bầm tím xuất hiện là một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng tiểu cầu thấp

Xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tiểu cầu thấp

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tiểu cầu thấp (thrombocytopenia):

  • Dễ bị bầm tím: Xuất hiện bầm tím bất thường trên da, thường ở những vùng không bị chấn thương
  • Chảy máu cam: Chảy máu mũi thường xuyên, có thể không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu nướu: Chảy máu khi đánh răng hoặc tự nhiên bị chảy máu răng mà không xác định được nguyên nhân
  • Xuất hiện các chấm đỏ hoặc tím ở chân và tay
  • Cơ thể mệt mỏi và yếu sức: Do cơ thể sẽ cần làm việc nhiều hơn để bù đắp cho việc đông máu không hiệu quả nên luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu hơn
  • Chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu nướu hoặc chảy máu ở các vùng khác, kinh nguyệt kéo dài, gặp tình trạng khó cầm máu sau khi phẫu thuật

Trong trường hợp nhận thấy xuất hiện những triệu chứng ở trên, đặc biệt là bầm tím bất thường hoặc chảy máu khó cầm hãy đến ngay các cơ sở Y tế chuyên khoa gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có thể thấy rằng tình trạng tiểu cầu thấp là cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau do đó không được chủ quan.

Ăn trái cây gì để tăng tiểu cầu?

Để tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể có một số loại trái cây được các chuyên gia Y tế khuyên ăn hằng ngày. Dưới đây là một vài loại quả giúp tăng tiểu cầu như:

Lựu

Lựu có chứa hàm lượng lớn flavonoid polyphenol – thành phần này có ưu điểm chống lại vi trùng. Bên cạnh đó Vitamin C, hợp chất chống oxy hóa có trong lựu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tốt nhất từ đó chống lại virus.

Các chất dinh dưỡng có trong lựu đều hữu ích trong việc nâng cao lượng tiểu cầu trong máu.

an-trai-cay-gi-de-tang-tieu-cau
Lựu là trái cây giúp cải thiện tình trạng tiểu cầu thấp

Kiwi

Trong quả kiwi chứa nhiều vitamin E, vitamin K, vitamin C, folat và kali… Có tác dụng trong việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là tăng lượng tiểu cầu.

Đu đủ

Đu đủ chín có chứa folate, papain, chymopapain, vitamin C, chất xơ và kali từ đó phát động hệ thống chuyển hóa và tăng số lượng tiểu cầu lên cao.

Ngoài ra còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, do đó nên ăn từ 1 – 2 miếng/ ngày để cải thiện tốt nhất sức khỏe.

Ổi

Ổi là loại quả có chứa nhiều Vitamin C nên rất hữu ích để tăng khả năng miễn dịch, gia tăng số lượng tiểu cầu.

Có thể dùng ổi để ăn trực tiếp hoặc ép nước uống để hấp thu tốt hơn và dễ tiêu hóa.

Người tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng của người tiểu cầu thấp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của họ, bởi vậy cần chú ý xây dựng kế hoạch ăn uống phù hợp, hạn chế các thực phẩm có nguy cơ làm gia tăng tình trạng chảy máu hay làm cho cơ thể mệt mỏi hơn.

Một số những thực phẩm nên kiêng hoặc sử dụng cho những người bị tiểu cầu thấp như:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin K như cải xoăn, bông cải xanh và rau bina bởi Vitamin K có thể làm tăng khả năng không đông máu. Chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Hạn chế thực phẩm chiên rán và các loại đồ ăn nhanh, vì chúng có thể làm tăng viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây viêm hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tốt nhất người tiểu cầu thấp không nên ăn bánh kéo, đồ uống có đường, nước ngọt…
  • Rượu và đồ uống có cồn: Bởi các loại đồ uống có cồn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tiểu cầu, đồng thời gia tăng nguy cơ gây chảy máu. Tránh việc sử dụng rượu, đồ uống có cồn để không gây hại cho sức khỏe
an-trai-cay-gi-de-tang-tieu-cau3
Nên kiêng đồ uống có cồn, nước ngọt để không gây ảnh hưởng đến tiểu cầu
  • Caffeine sẽ làm tăng huyết áp và có thể ảnh hưởng đến tình trạng đông máu. Do đó cần hạn chế uống cà phê, trà, hoặc nước uống có chứa caffeine.
  • Thực phẩm có thể làm loãng máu như tỏi, gừng, nghệ, bạch quả, thảo mộc… Vì những thực phẩm này trong quá trình sử dụng sẽ vô tình làm gia tăng nguy cơ chảy máu bất thường
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn chứa nhiều phẩm màu, có chứa chất bảo quản… Vì chúng có thể gây ra phản ứng không mong muốn trong cơ thể.

Các lưu ý trong dinh dưỡng cho người có tiểu cầu thấp

Người có tiểu cầu thấp cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, lên kế hoạch các thực phẩm nên và không nên ăn nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả nhất. Một số những lưu ý quan trọng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc tiểu cầu thấp như:

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

  • Nên thường xuyên ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C như cam, kiwi, dứa, và dưa hấu… Nhằm tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình sản xuất tiểu cầu
  • Vitamin B12 và Folate từ các thực phẩm như thịt, trứng, cá, rau xanh sẽ giúp hỗ trợ nhiều cho quá trình sản xuất tế bào máu
  • Bổ sung thêm nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh để tránh trường hợp cơ thể bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tiểu cầu

Uống đủ nước

  • Mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể nhằm hỗ trợ tốt nhất cho chức năng của hệ miễn dịch và các tế bào

Kiêng rượu và đồ uống có cồn

  • Rượu, bia, đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất tiểu cầu, vì vậy nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn trong thời gian tiểu cầu đang bị giảm.

Thực hiện lối sống lành mạnh

  • Việc duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ ngày với các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể như đi bộ, đạp xe, tập yoga… Đặc biệt việc ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng cho sức khỏe và quá trình sản xuất tiểu cầu của cơ thể.

Như vậy, everywine.biz vừa chia sẻ thông tin hữu ích về việc ăn trái cây gì để tăng tiểu cầu. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc sử dụng trái cây trong việc cải thiện số lượng tiểu cầu và duy trì sức khỏe cơ bản.

Facebook Comments