28 Tháng Ba, 2024

Sự thực có con sâu răng không hay chỉ là lời đồn?

Rate this post

Con sâu răng chắc hẳn đã khá quen thuộc với nhiều người đã từng bị sâu răng nhưng thật sự có con sâu răng không hay chỉ là những lời đồn đại? Các biểu hiện của sâu răng như thế nào?.

Sự thực về con sâu răng mà nhiều người vẫn lầm tưởng

Con sâu răng là gì?

Con sâu răng là cách mà dân gian thường gọi tác nhân gây bệnh sâu răng. Họ cho rằng sâu răng là do khi ăn bánh kẹo, đồ ngọt mà không đánh răng, ban đêm khi ngủ sẽ có con sâu vào trong răng đục khoét, ở trong đó, tạo nên các lỗ sâu. Hiện nay vẫn còn có những người bán tín bán nghi vào chuyện này. Nhất là khi trên mạng lan truyền các tin tức và cả video về cách bắt con sâu răng bằng lá tía tô hoặc gạch nung và dầu ăn. Điều này khiến nhiều người thử áp dụng nhưng không những không thành công mà còn gây thêm các tác hại đối với cơ thể.

Con sâu răng là cách dân gian gọi nguyên nhân gây ra sâu răng

Con sâu răng là cách dân gian gọi nguyên nhân gây ra sâu răng

Theo khoa học đã chứng minh, hoàn toàn không có con sâu răng nào cả. Sâu răng là một bệnh do loại vi khuẩn Streptococcus mutans gây ra. Khi chúng ta ăn đồ ngọt, chúng bám lên răng. Các vi khuẩn này sẽ lên men Carbohydrate có trong đồ ngọt, tạo ra axit. Chất axit này sẽ làm mòn men răng, sau đó ăn sâu xuống ngà răng, tạo nên các lỗ sâu gọi là sâu răng. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn này phát triển, nên bệnh sâu răng sẽ trầm trọng hơn. Như vậy câu hỏi con sâu răng có thật không thì bạn nên yên tâm là không có con sâu răng tồn tại.

Xem thêm:

5 mẹo chữa đau răng sâu cực đơn giản mà bạn nên biết

Biểu hiện của sâu răng

Triệu chứng hay gặp nhất khi bị sâu răng đó là đau nhức răng, trường hợp nặng sẽ nhức buốt rất khó chịu. Răng bị sâu trở nên nhạy cảm, khi ăn đồ cứng hoặc đồ nóng, lạnh cũng gây nhức răng. Quan sát trên bề mặt răng sẽ thấy các lỗ sâu màu đen. Đau răng còn kèm theo chứng hôi miệng do mùi của thức ăn bám ở lỗ sâu bị các vi khuẩn phân hủy. Đôi khi sâu răng còn gây sưng, đau đầu, mệt mỏi, sốt.

Đối tượng của bệnh sâu răng thường là trẻ em hoặc các thanh thiếu niên, vì hay có thói quen ăn vặt, ăn đồ ngọt, bánh kẹo và lười đánh răng, súc miệng. Ngoài ra còn một số chứng bệnh khác cũng kéo theo sâu răng như: trào ngược dạ dày làm axit trong dạ dày tiếp xúc với răng; người bị thiếu florua; ít nước bọt…

Điều trị sâu răng đúng cách

Để điều trị triệt để, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa để các nha sĩ xem xét, đưa ra phương pháp phù hợp. Hiện nay có các cách như:

  • Trám răng: khi men răng mới bị ăn mòn giai đoạn đầu thì có thể trám lại các lỗ sâu.
  • Dùng Florua: florua có thể phục hồi men răng và giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Làm mão răng: nếu răng bị sâu nặng, yếu thì sẽ làm mão răng để bọc chiếc răng bị sâu.
  • Nạo tủy: khi tổn thương đã lan đến tủy răng, bạn có thể phải tiến hành nạo tủy để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.
  • Nhổ răng: trường hợp cuối cùng, khi không thể chữa được nữa thì sẽ phải nhổ bỏ răng sâu để không làm ảnh hưởng đến những cái răng khác.

Răng sâu nặng quá sẽ bị nhổ bỏ

Răng sâu nặng quá sẽ bị nhổ bỏ

Ngoài các phương pháp trên, dân gian cũng có rất nhiều các bài thuốc chữa sâu răng với các nguyện liệu dễ tìm như tỏi, gừng, lá trầu không, lá lược vàng, dầu đinh hương,… Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ giúp giảm đau, tạm thời ngừng sự hoạt động của vi khuẩn chứ không có tác dụng triệt để và lâu dài.

Bên cạnh việc chữa trị, bạn cũng cần duy trì cho bản thân một thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, tối trước khi đi ngủ và sáng sau khi thức dậy. Dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng làm sạch răng sau bữa ăn. Hạn chế ăn các đồ ngọt. Nếu có điều kiện thì thường xuyên đến phòng khám nha sĩ để kiểm tra và làm sạch răng.

Những chia sẻ trên hi vọng đã mang đến cho các bạn cái nhìn khoa học về con sâu răng mà mọi người vẫn thường đồn đại và hãy yên tâm chữa trị nếu có bị viêm răng hay sâu răng thông thường.

Facebook Comments