Kẽm có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của cơ thể. Việc bổ sung những loại trái cây nhiều kẽm hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa nguyên nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm do thiếu kẽm. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Kẽm đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của cơ thể. Dưới đây là một số vai trò chính của kẽm đối với cơ thể:
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Kẽm giúp tăng cường hoạt động của những tế bào miễn dịch, đồng thời hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật
- Hỗ trợ sự phát triển và phân chia tế bào bởi kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào, rất quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên
- Thúc đẩy lành vết thương: Kẽm giúp cơ thể phục hồi và làm lành các vết thương nhanh chóng
- Chức năng enzyme: Kẽm tham gia vào cấu trúc và hoạt động của nhiều enzyme, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng
- Cải thiện sức khỏe da: Kẽm có tác dụng tích cực đối với làn da, giúp điều trị một số tình trạng như mụn trứng cá
- Hỗ trợ sức khỏe tâm thần: Một số nghiên cứu cho thấy kẽm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và các tình trạng tâm lý như trầm cảm
- Cải thiện khả năng nhận thức: Kẽm cần thiết cho chức năng não và có thể hỗ trợ trong việc cải thiện trí nhớ và khả năng học tập
Việc thiếu kẽm có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, như suy giảm miễn dịch, chậm phát triển, và các rối loạn da. Do đó, duy trì lượng kẽm đầy đủ qua chế độ ăn uống là rất quan trọng.
Xem thêm:
- Bật mí những loại trái cây bà đẻ ăn được giúp lợi sữa
- Top những loại trái cây dành cho người tiểu đường
Các loại trái cây chứa kẽm
Mặc dù trái cây không phải là nguồn cung cấp kẽm chính, một số loại vẫn chứa một lượng nhỏ. Dưới đây là một số trái cây có chứa kẽm như:
Lựu
Trong 100 gram quả lựu tươi chứa 1 mg kẽm. Đặc biệt thành phần kẽm có trong lựu giúp cải thiện những tình trạng về sinh lý của nam giới như xuất tinh sớm, giảm ham muốn…
Bơ
Cứ 100g bơ chứa 1mg kẽm nên bơ là loại quả giúp bổ sung lượng kẽm dồi dào trong bữa ăn.
Có thể dùng bơ để ăn salad, ăn bơ chín, làm kem bơ hoặc xay sinh tố uống.
Mận
Mận là loại trái cây có chứa nhiều kẽm và với vị chua chua ngọt ngọt giúp kích thích tốt vị giác.
Bên cạnh đó mận giàu kẽm, chứa nhiều nước, dưỡng chất, Vitamin cần thiết cho cơ thể, bởi vậy mận là món trái cây nên thêm vào bổ sung các loại trái cây của nhiều gia đình.
Quýt
Hàm lượng kẽm trong quýt cao nên khi được nạp vào cơ thể sẽ giúp phòng ngừa oxy hóa của võng mạc, loại trừ những gốc tự do gây ảnh hưởng đến võng mạc.
Trong 100gr quýt tươi có đến 0.35 mg kẽm nên đừng quên việc ăn loại trái cây này hàng ngày.
Dưa lưới
Có nghiên cứu chỉ ra rằng dưa lưới ruột cam hoặc ruột xanh có chứa hàm lượng lớn kẽm. Trong 100g dưa lưới, hàm lượng kẽm chứa 0.18mg.
Dưa lưới ngoài chứa kẽm còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa, cải thiện tốt tình trạng táo bón, đầy hơi.
Chuối
Trong chuối có chứa nhiều các chất dinh dưỡng như kali, mangan, kẽm… Mỗi ngày nên ăn 1 quả chuối để bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Kiwi
Kiwi vàng, kiwi xanh đều là loại quả chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất và trong đó có kẽm. Nên rất tốt cho cơ thể, đặc biệt những cơ thể đang thiếu hụt kẽm.
Lưu ý khi bổ sung các loại trái cây chứa nhiều kẽm
Khi bổ sung các loại trái cây chứa kẽm, bạn có thể lưu ý một số điều sau:
- Không thay thế hoàn toàn thực phẩm khác: Bởi trong trái cây chứa kẽm chỉ có một lượng nhỏ, vì vậy nên kết hợp với các nguồn thực phẩm khác như thịt, hải sản, các loại hạt và đậu để đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho cơ thể
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày đa dạng: Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng nhưng vẫn đảm bảo được cân bằng, bao gồm nhiều loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất
- Sự kết hợp thực phẩm: Một số thực phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm (như thực phẩm chứa axit phytic). Hãy cân nhắc cách chế biến và kết hợp thực phẩm để tối ưu hóa khả năng hấp thụ
- Cân nhắc lượng tiêu thụ hợp lý: Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng cần tiêu thụ với lượng vừa phải để tránh dư thừa đường tự nhiên
- Theo dõi phản ứng của cơ thể: Mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với các loại trái cây, do đó, hãy lưu ý đến cách cơ thể bạn phản ứng xuất hiện các dấu hiệu bất thường nên dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trường hợp đang theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt hoặc đang gặp vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ bổ sung các loại trái cây phù hợp hoặc xây dựng kế hoạch bổ sung kẽm hiệu quả nhất
Hy vọng với chia sẻ từ everywine.biz về một số loại trái cây giàu kẽm ở trên sẽ giúp cho bạn đọc bổ sung thêm những loại quả tốt cho sức khỏe vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trong trường hợp việc bổ sung kẽm chưa đủ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để cho chỉ định chính xác.