26 Tháng Tư, 2024

Sâu răng khôn có nguy hiểm không? Sâu răng khôn có nên nhổ không?

Rate this post

Răng khôn là một chiếc răng nằm sâu bên trong cung hàm. Đây cũng là khu vực rất khó để có thể vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó thức ăn cũng dễ bị mắc kẹt gây ra hiện tượng sâu răng dễ dàng. Vậy những nguyên nhân gây sâu răng khôn là gì và khi răng khôn bị sâu mọi người cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này để biết cách chăm sóc răng hiệu quả nhé.

Sâu răng khôn và những biến chứng cần biết

Răng khôn là gì?

Răng khôn (răng số 8 hay răng cối lớn thứ 3) là răng mọc cuối cùng trong miệng và mọc cuối cùng trong độ tuổi xương hám đã ngừng tăng trưởng và phát triển. Do xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng, do đó răng khôn thường thiếu chỗ để mọc dẫn tới tình trạng mọc lệch hoặc mọc không hoàn thiện, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

răng khôn bị sâu sảy ra những rủi ro gì?
Răng khôn bị sâu sảy ra những rủi ro gì?

Có thể bạn quan tâm : Hình ảnh sâu răng

Răng khôn mọc lệch thường gây sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Sâu răng khôn sẽ gây ra tình trạng :

  • Đau nhức dữ dội, khó mở miệng và ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai hàng ngày.
  • Vi khuẩn ăn sâu vào trong thân răng, nó đi theo phần tủy mềm và lan sâu xuống xương hàm, nướu và lợi xung quanh. Tệ hơn là nó có thể dẫn đến hoại tử.
  • Vết sâu răng lan sang những răng ăn nhai quan trọng và kế cận khiến chúng bị tổn thương. Trong một số trường hợp để quá lâu thì vết sâu răng có thể phá hoại những răng kế cận. Và dẫn đến phải nhổ bỏ những răng đó.

Sâu răng khôn hàm dưới, sâu răng khôn hàm trên có cần nhổ không?

Nhiều người thường nghĩ nhổ răng là phương pháp duy nhất để điều trị sâu răng. Thực tế, bạn không cần phải nhổ răng khôn hàm dưới bị sâu hoặc hàm trên bị sâu. Theo đó, nhổ răng chỉ là phương pháp cuối cùng nếu tình trạng sâu răng đã quá nặng. Tùy theo giai đoạn mà Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị riêng mà không cần nhổ bỏ răng bị sâu.

– Gel Florua: Nếu bị sâu răng khôn ở giai đoạn đầu, Bác sĩ sẽ dùng gel Florua để tăng cường men răng. Nhờ đó, răng của bạn sẽ có khả năng chống lại các axit từ mảng bám, giúp ngăn ngừa sâu răng phát triển.

– Trám răng: Trong trường hợp đã xuất hiện lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy, Bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Phương pháp này có hơi ê buốt nên Bác sĩ có thể gây tê cục bộ trước khi tiến hành trám.

– Nạo tủy: Nạo tủy sẽ được áp dụng nếu sâu răng đã xâm nhập vào tủy răng. Do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên phương pháp này có thể gây khó chịu với nhiều người.

– Nhổ bỏ răng: Khi răng đã bị hư hỏng quá nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận, Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng này để bảo vệ sức khỏe răng miệng của Khác hàng.

Xem thêm : Con sâu răng có thật không

Nhổ răng khôn có đau không?

Câu trả lời là không gây đau mà nếu có chỉ là sự tê nhức ở giai đoạn đầu. Bởi vì trong quá trình nhổ răng thì bác sĩ sẽ gây tê. Vì vậy, bạn sẽ không có cảm giác đau khi nhổ. Và sau khi đã nhổ răng và thuốc tê tan dần thì bạn sẽ có cảm giác ê buốt. Và để giảm cơn đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương thì bạn cần tích cực nghỉ ngơi. Đồng thời uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cách chăm sóc răng sau khi nhổ

Quá trình nhổ răng sẽ làm ảnh hưởng đến xương hàm, mạch máu… Vì thế bạn cần chăm sóc như sau:

Sử dụng thuốc giảm đau theo toa thuốc của bác sĩ và chỉ nên dùng khi vết nhỏ răng quá đau.

Không nên tác động đến màng trắng nơi nhổ bởi sẽ làm máu chảy nhiều hơn. Trong giờ đầu khi nhổ răng không nên súc miệng quá mạnh và chỉ nên súc miệng với nước muối, không khạc nhổ.

Sau khi nhổ răng ngày đầu nên chườm đá lạnh ở ngoài để bớt sưng, ngày hôm sau thì dùng túi chườm nóng để tan máu đông.

chườm đá lạnh sau khi nhổ răng để giảm sưng tấy
Chườm đá lạnh sau khi nhổ răng để giảm sưng tấy

Sau khi nhổ răng cũng cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn để cơn đau nhanh qua. Khi nhổ xong không nên làm việc quá sức hay chạm vào vết nhổ. Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm, chải nhẹ để không làm đau vết nhổ. Sau một tuần hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại.

Răng khôn bị sâu là tình trạng mà khá nhiều người mắc phải. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu rơi vào tình trạng này. Những chia sẻ bổ ích ở trên mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn.

Facebook Comments