Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường type 2 là một trong những căn bệnh đang gia tăng nhiều tại Việt Nam. Theo thống kê của IDF (tổ chức Đái tháo đường Thế giới), tại Việt Nam có hơn 3,5 triệu người đang sống chui với bệnh đái tháo đường và hầu hết trong số đó đều dính tiểu đường type 2. Vậy, bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Tóm tắt nội dung
1. Đôi nét về bệnh tiểu đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 hay còn được gọi là bệnh tiểu đường type 2. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết do 2 lí do là đề kháng insulin và khiếm khuyết về tiết insulin.
Một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh bị mắc tiểu đường type 2 đó chính là tình trạng béo phì do thừa cân làm tăng tình trạng đề kháng insulin. Trong thời gian đầu, tuyến tụy sẽ tiết khá nhiều chất insulin nhưng theo thời gian, tuyến tụy sẽ không thể tiết đủ insulin để có thể giữ được mức đường huyết được bình thường.
Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Hiểu nôm na và đơn giản nhất thì insulin chính là chìa khóa, là cầu nối để có thể đưa thức ăn vào chính cơ thể bạn. Insulin sẽ đưa glucose vào bên trong tế bào của con người, giúp các tế bào sản sinh ra nguồn năng lượng tuyệt vời. Và một khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, chất glucose sẽ không thể đưa vào tế bào. Điều này sẽ khiến lượng glucose tăng cao hơn bao giờ hết. Và chính lượng glucose trong máu tăng cao sẽ khiến gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Việc tăng glucose mãn tính trong thời gian dài sẽ gây nên các rối loạn chuyển hóa lipide, protide, carbohydrate gây tổn thương ở khá nhiều các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ở răng, thần kinh, mắt, thận và mạch máu. Nhìn chung, tiểu đường type 2 là căn bệnh rất nguy hiểm. Và các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 sẽ bao gồm như sau:
– Biến chứng tim mạch: Theo thống kê, bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất ở những người bị đái tháo đường. Việc do tăng đường huyết trong cơ thể có thể gây ra các căn bệnh về bệnh lý động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim và có thể gây ra đột quỵ. Nguy cơ biến chứng tim mạch sẽ tăng cao nếu các bạn bị glucose máu cao, cholesterol cao hay huyết áp cao.
– Biến chứng thận: Bệnh tiểu đường sẽ gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến việc thận phải làm việc vô cùng kém hiệu quả. Đáng chú ý, bệnh thận thường phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường hơn là những người không bị mắc. Các bạn sẽ được giảm nguy cơ mắc bệnh thận nếu tích cực duy trì mức huyết áp và glucose máu bình thường.
Tiểu đường tuýp 2 là gì? Nặng hay nhẹ?
➤ Xem thêm: Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?
– Bị bệnh thần kinh do bị đái tháo đường: Những người bị bệnh tiểu đường type 2 có thể khiến hệ thần kinh bị tổn thương bởi huyết áp và glucose máu quá cao. Chính điều này sẽ nảy sinh rối loạn cương dương, rối loạn tiêu hóa hay rối loạn những chức năng khác.
– Bị bệnh võng mạc mắt bởi đái tháo đường: Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị các bệnh về mắt, thậm chí làm giảm thị lực và có thể gây ra nguy cơ mù lòa. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc đó là do mức glucose máu cao cùng với cholesterol cao và huyết áp tăng. Dẫu vậy, nếu các bạn có thể kiểm tra mắt thường xuyên thì tình trạng này cũng sẽ được kiểm soát dễ dàng.
Tình trạng glucose máu luôn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới mạch máu của các cơ quan như não, mắt, thận, tim,… Không dừng lại ở đó, glucose máu kéo dài còn gây ảnh hưởng tới mạch máu của các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo mạch máu giải phẫu hệ thần kinh.
Tổn thương thần kinh vùng này còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Và nó có thể dẫn đến việc mất cảm giác, ngứa và đau. mất cảm giác là dấu hiệu khá nghiêm trọng bởi chính nó sẽ khiến các bạn bị mất chú ý, mất cảm giác khi bị đau, bị chấn thương dẫn đến việc phải cắt cụt chi. Và những người bị tiểu đường, đái tháo đường sẽ có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với một người bình thường.
– Những biến chứng của tiểu đường type 2 trong thời gian mang thai:
Tình trạng glucose trong máu của mẹ bầu quá cao sẽ dẫn đến việc các thai nhi bị quá cân. Chính điều này sẽ dẫn đến việc các thai nhi dễ bị tai biến khi sinh nở, gây khó khăn cho cả mẹ và bé; trẻ sơ sinh sẽ có thể bị hạ đường huyết một cách đột ngột sau khi sinh. Trẻ bị nhiễm glucose máu cao xuyên suốt thai kỳ có thể bị nguy cơ tiểu đường cao hơn các trẻ khác.
Trên đây là bài viết về bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không theo những góc nhìn đa chiều và khách quan của tác giả. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho các bạn đọc, đặc biệt là những bạn bị bệnh tiểu đường type 2. Chúc các bạn may mắn.